Để cho một website hoạt động hiệu quả thì không thể thiếu hosting, đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công cho website. Nếu hosting phù hợp thì điều đó chứng tỏ website của khách hàng sẽ có tốc độ chạy nhanh và ổn định. Trong bài viết dưới đây, tôi xin tư vấn cho bạn về cách lựa chọn gói hosting phù hợp nhất đáp ứng được nhu cầu website, bạn hãy tham khảo để bổ sung vào kĩ năng lựa chọn hosting phù hợp với nhu cầu của mình nhé!
Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng được một website hoàn mỹ, việc lựa chọn được gói hosting phù hợp sẽ là là điều kiện tiên quyết giúp cho website có thể chạy nhanh hơn, ổn định hơn. Việc có trong tay gói hosting tốt đồng nghĩa với việc khách hàng khi truy cập vào website của bạn sẽ cảm thấy cực kì hài lòng, họ cảm thấy được tôn trọng và sẽ nhanh chóng thiết lập mối quan hệ lâu dài, thường xuyên chọn mua các sản phẩm, dịch vụ từ đó giúp bạn gia tăng doanh thu trong phút chốc.
Khi bạn chọn mua gói hosting thì không chỉ căn cứ vào việc tốc độ của chúng có nhanh hay không mà bạn cũng cần phải lưu ý đến nhiều yếu tố như: nhu cầu sử dụng, các thông số kĩ thuật, mã nguồn Website, lưu lượng truy cập, ...để có thể đưa ra được quyết định sáng suốt nhất, lựa chọn gói hosting phù hợp, chất lượng cho website của bạn.
Để có thể sở hữu được gói hosting tốt, phù hợp với website, bạn không thể nào chọn bừa là xong chuyện mà phải căn cứ vào nhiều yếu tố mới quyết định chọn mua hay không! Thuật ngữ cần thiết, ngân sách, thông số, hỗ trợ, chính sách, khả năng nâng cấp và mở rộng, backup…
Đầu tiên là tiền đâu? Hay ngân sách bạn có thể chi cho việc mua Hosting là bao nhiêu?
Đừng buồn khi ngay đầu tiên tôi đã đề cập đến chuyện tiền nông ở đây, vì tôi không muốn các bạn đi lòng vòng mất thời gian cho việc lựa chọn được gói Hosting yêu thích rồi, nhưng khi xem lại giá thì chặt lưỡi quay ra và lựa chọn các gói Hosting khác giá yêu hơn….. Rõ ràng bạn có thấy nó tốn thời gian không?
Thế nên theo tôi ngay từ đầu, bạn cần xác định ngân sách mình sẽ chi cho việc này là bao nhiêu, rồi dựa trên tiêu chí đó, bạn sẽ ngắm nghía qua 1 lượt các Option (gói lựa chọn) của những nhà cung cấp Hosting, rồi chọn ra 1 gói hợp túi tiền với mình, rồi mới đến bước kế tiếp là xem các thông số gói Hosting đó cung cấp có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không?
Nếu không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì sao? Đơn giản là bạn hãy tham khảo thêm các nhà cung cấp khác, với cùng giá đó, họ có các Option nào tốt hơn cái bạn vừa xem hay không, nếu có hãy chọn họ…… Nếu vẫn không có thì sao? Bạn nên suy nghĩ thêm giải pháp bỏ thêm ngân sách của mình cho việc mua Hosting để có được nhiều Option rộng mở hơn……
Ví dụ: ngân sách bạn dự kiến chi tiêu cho Hosting là 1 triệu/năm, chọn 1 vòng mà vẫn chưa có cái nào ưng ý. Bạn bỏ thêm vào 500K để có ngân sách 1 triệu 500K/năm tin chắc lúc này bạn sẽ có nhiều Option phù hợp với nhu cầu của bạn.
2. Dung lượng lưu trữ của Hosting (Disk Space hoặc Web Space)
Đây là thông số rất quan trọng của một gói hosting. Disk Space giống như một thư mục trên ổ đĩa cứng của máy tính, nếu như thư mục này bạn thuê với dung lượng lớn thì sẽ chứa được nhiều thông tin, dữ liệu, hình ảnh, Video Clip của Website.
Tùy thuộc vào dữ liệu của Website của bạn mà bạn nên chọn gói hosting có dung lượng phù hợp nhất. Thông thường các gói hosting có dung lượng từ vài trăm MB cho đến hàng GB.
– Đối với một website giới thiệu công ty, cửa hàng nhỏ, các bạn nên thuê gói hosting từ 1GB cho đến 5GB hay 10GB.
– Đối với các website thương mại điện tử, các website lớn, chúng ta cần thuê gói hosting có dung lượng cao hơn từ 5GB - 10GB trở lên hoặc các gói Hosting không giới hạn lưu trữ (Unlimited Disk Space).
> Đối với dung lượng lưu trữ Hosting (Disk Space) theo tôi các bạn nên thuê các gói Hosting nhiều hơn gấp đôi nhu cầu sử dụng thực tế của bạn - Việc này sẽ có lợi cho bạn khi thực hiện Backup dữ liệu sẽ không sợ xảy ra lỗi không đủ chỗ trống để lưu File Backup.
Ví dụ: Nhu cầu bạn sử dụng Hosting 2GB lưu trữ > bạn có thể chọn gói Hosting có Option 4GB hoặc 5GB dung lượng lưu trữ.
3. Băng thông (Bandwidth) Hosting hàng tháng
Băng thông (Bandwidth) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng
Ví dụ: nếu có một người nào đó truy cập vào website để xem bài viết trong congnghetts.vn/baiviet, trang congnghetts.vn/baiviet có dung lượng là 2MB thì người dùng cần phải tiêu tốn dung lượng là 2MB để tải trang congnghetts.vn/baiviet, trung bình một người xem 5 trang thì bạn phải tiêu tốn 10MB băng thông, Vì vậy nếu hosting của bạn có băng thông 80GB/ tháng thì số lượt truy cập đối đa mà website của bạn có thể phục vụ mỗi tháng là 80.000 MB/10MB = 8.000 lượt truy cập/tháng
Băng thông (Bandwidth) thường lớn hơn rất nhiều so với Disk Space, nó thường có dung lượng từ vài GB cho đến hàng trăm GB và đến Không giới hạn băng thông (Unlimited Bandwidth). Tôi khuyên các bạn nên chọn gói hosting có băng thông tối thiểu là 30GB trở lên đối với các website tin tức, giới thiệu công ty, cửa hàng >> trung bình 1GB/ngày băng thông cho khách truy cập Web hoặc chọn gói Hosting không giới hạn băng thông (Unlimited Bandwidth) để yên tâm tập trung phát triển và quảng cáo kéo Traffic cho Website mà không sợ hết băng thông truy cập Web nữa.
4. Số lượng và giới hạn các tài khoản cần thiết của một Hosting
Đây là các thông số cơ bản và bắt buộc phải có trong các gói hosting. Các thông số này rất cần thiết cho người quản trị Website sử dụng để cấu hình Website. Tùy vào các gói hosting khác nhau, số tài khoản FTP, Subdomain, Database… sẽ rất khác nhau. Bạn nên quan tâm đến nó...
– MySQL Database: Số lượng cơ sở dữ liệu MySQL có thể tạo ra trong hosting
– FTP Accounts: Số tài khoản ftp cho phép tạo ra để upload file lên hosting
– CPU: Trung tâm xử lý dữ liệu
– Physical Memory: Bộ nhớ truy xuất, xử lý dữ liệu ngẫu nhiên của Hosting
– Max file/Inodes: Số file/folder tối đa có thể upload lên host kể cả ổ đĩa chưa đầy.
– PHP: Hosting hỗ trợ các phiên bản PHP nào, có hỗ trợ PHP đa phiên bản hay không.
– Addon Domains: Số lượng tên miền bạn có thể trỏ tới hosting
– Sub Domains: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra từ tên miền chính
– Parked Domains: Số lượng tên miền có thể parking
– Email Accounts: Số lượng Email theo tên miền được tạo trên Hosting
– SSL Support: Hosting có hỗ trợ tích hợp SSL miễn phí hay không. Ví dụ: SSL Let’Encrypt.
5. Email Accounts
Đây chính là số lượng Email theo tên miền của bạn có thể tạo trên Hosting tận dụng không gian trống của Dung lượng lưu trữ (Web Disk Space) của gói Hosting.
Ví dụ: tên email@tên miền.com.
Tùy thuộc vào gói hosting mà có số lượng Email khác nhau từ 5 Email đến hàng trăm Email. Tuy nhiên điểm yếu của Email tạo trên Hosting là khi gửi/nhận Mail,Mail của bạn hay bị rơi vào hòm thư Spam của người nhận, việc này gây sự khó chịu cũng như thiếu chuyên nghiệp trong mắt người nhận Email của bạn. Vì sao lại thế? Vì Hosting được cấu hình để ưu tiện chạy web, không phải là Hosting chuyên biệt cho dịch vụ Mail, và Hosting chạy web thường là Share Hosting dùng chung 1 IP cho nhiều Web khác nhau, nên IP Hosting khi dùng Mail trên đó bị liệt vào danh sách là Spam > vì vậy khi gửi nhận Mail bị đánh giá là thư Spam.
6. Lựa chọn gói hosting phù hợp với ngôn ngữ lập trình
Gói Windows hosting: hỗ trợ các website được lập trình bằng ngôn ngữ ASP, ASP.NET
Gói Linux hosting: Hỗ trợ các website lập trình bằng ngôn ngữ PHP và hệ quản trị MYSQL
7. Backup thì sao?
Bên nhà cung cấp có backup không?
Có thể ta vô tình xóa dữ liệu, hoặc bi hài nhất như chuyện đặt pass admin dễ và bị hacker dò được. thế là bị xóa dữ liệu, hoặc đặt back link, chèn mã độc tùm lum.
Hoặc có thể vô tình cài them addon và bị virus. => Những lúc như thế này mới biết quý bản backup nhà cung cấp sao lưu lại.
Chỉ cần "Dính" 1 lần, Quý Khách sẽ thấy việc nhà cung cấp Hosting Backup dữ liệu quý như thế nào.
8. Chính sách dùng thử, Chính sách hoàn tiền 30 ngày
Việc dùng thử cũng khá tốt. Vì Quý khách cần được “thử” trước xem có phù hợp hay không. Nhiều trường hợp host rất tốt nhưng không phù hợp mã nguồn, khác phiên bản hệ điều hành, khác phiên bản php, khác phiên bản database… nên xảy ra lỗi.
Chính sách hoàn tiền 30 ngày ở VN hiện tại rất hiếm đơn vị áp dụng chính sách này. Nếu Quý khách đã trả tiền rồi, mà Hosting lại "không phù hợp" thì việc hoàn tiền từ nhà cung cấp là hết sức có lợi nhé.
9. Vị trí địa lý đối tượng khán giả, Khách hàng truy cập web chính.
Đây chính là yếu tố quyết định chính mua Hosting ở VN hay hosting ở nước ngoài. Vị trí Hosting chưa Website của bạn có ảnh hưởng đến tốc độ và trải nghiệm truy cập của người dùng và cả Google nữa. Tuỳ vào Target đối tượng truy cập của bạn mà hãy lựa chọn đúng Location cho Hosting chứa Website của mình.
Nếu bạn yêu thích các nhà cung cấp Hosting nước ngoài nhưng đối tượng truy cập chính lại ở VN bạn vẫn có thể chọn gói Hosting của các nhà cung cấp có Location ở gần VN như HongKong, Singapore hay Japan đều được…
10. Khả năng mở rộng, nâng cấp và việc hỗ trợ sử dụng.
Hầu như nhà cung cấp nào cũng cung cấp khả năng mở rộng, nâng cấp lên gói Hosting cao hơn dễ dàng và nhanh chóng khi nhu cầu sử dụng của bạn tăng.
Hosting là dành cho người dùng chuyên hoặc người có hiểu biết nhất định về kĩ thuật để vận hành nó được tốt nhất, vì vậy nếu bạn là người dùng không chuyên việc được sự hướng dẫn hay hỗ trợ trong quá trình sử dụng khi gặp khó khăn với Hosting từ nhà cung cấp nhanh chóng và kịp thời cũng là yếu tố rất cần có.
Qua bài viêt, tôi hi vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích về Hosting và cách chọn Hosting phù hợp cho nhu cầu của mình.